Cháy nổ thiết bị điện và những điều bạn cần biết!

An toàn trong thi công hệ thống điện tự động là quy chuẩn an toàn hàng đầu mà bất cứ công trình nào cũng cần đạt được. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, đặc biệt là ở những không gian nhà riêng, các vấn đề ngoài ý muốn hoàn toàn có thể xảy ra do tác động của con người, thời tiết hay các yếu tố khác. Vậy nên trong bài viết sau, Thủy Linh Long sẽ chỉ ra một số thông tin quan trọng về cháy nổ thiết bị điện cùng những lưu ý bạn không nên bỏ qua. Cùng theo dõi nhé!

chay-no-thiet-bi-dien
Tìm hiểu những thông tin quan trọng về nguyên nhân chập cháy thiết bị điện

Thiết bị điện là gì?

Trước khi chỉ ra những nguyên nhân hay lưu ý về vấn đề cháy nổ thiết bị điện, chúng tôi muốn làm rõ định nghĩa về các thiết bị này. Liệu bất cứ thứ gì sử dụng điện năng đều là thiết bị điện đúng hay sai? Các loại máy móc có phải thiết bị điện không?

Định nghĩa

Thiết bị điện là định nghĩa tổng hợp cho các thiết bị được sử dụng phổ biến, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống, từ sản xuất kinh tế, kinh doanh, nhà máy điện, trạm biến áp hay các hệ thống truyền tải cho đến những loại máy móc, động cơ sử dụng điện như motor cổng tự động, cửa tự động,…

Thiết bị điện sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu từ nhiều nước hoặc được sản xuất trong nước, có tuổi thọ sử dụng từ thấp đến cao. Tuy nhiên do quá trình sử dụng không được bảo dưỡng cẩn thận, người dùng có tâm lý dùng đến hỏng mới thôi và nhiều thiết bị không rõ nguồn gốc nên việc kiểm soát chất lượng, phòng chống cháy nổ là rất khó khăn, thậm chí hư hỏng dẫn đến những thiệt hại kinh tế.

Thiết bị điện chính là những loại thiết bị, máy móc có sử dụng điện năng là năng lượng giúp hoạt động.

Phân loại thiết bị điện

Để thuận lợi trong quá trình kiểm soát chất lượng, nghiên cứu và vận hành sử dụng cũng như bảo dưỡng, sửa chữa, thiết bị điện được chia thành nhiều loại như: 

Phân loại theo công dụng

Các sản phẩm điện phân theo công dụng gồm: 

  • Thiết bị điện khống chế: Là các thiết bị được dùng để đóng, cắt hay điều chỉnh tốc độ chiều quay của những loại máy phát điện hay động cơ điện (như cầu dao, áp tô mát, công tắc,…)
  • Thiết bị điện bảo vệ: Là những sản phẩm có nhiệm vụ bảo vệ các động cơ, máy phát điện hay lưới điện trong trường hợp quá tải, ngắn mạch hay tụt áp (chẳng hạn như rơ le, cầu chì, máy cắt,…)
  • Thiết bị điện tự động điều khiển từ xa: Chẳng hạn như motor cổng tự động, cửa tự động
  • Thiết bị điện làm nhiệm vụ duy trì và ổn định các tham số điện
  • Thiết bị điện có nhiệm vụ đo lường như máy biến dòng điện hay biến áp đo lường

Phân loại theo tính chất dòng điện:

Theo cách phân loại này, thiết bị điện sẽ được chia thành 2 loại là dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều.

Phân loại theo nguyên lý làm việc:

Được chia thành các nhóm như thiết bị điện từ, biến động, có tiếp điểm, không có tiếp điểm hay cảm ứng,…

Phân loại theo điều kiện làm việc:

Thiết bị điện cũng có thể phân loại theo khu vực được sử dụng như tại vùng khí hậu nóng ẩm, tại vùng ôn đới hay các loại chống cháy nổi, chịu rung tốt,… Từ đó người ta sẽ dễ dàng đánh giá nguy cơ cháy nổ thiết bị điện và thiết lập quy chuẩn an toàn dễ dàng hơn.

Ngoài ra còn có thể phân loại theo diện áp sử dụng (3kV, 36kV,…)

chay-no-thiet-bi-dien
Thiết bị điện đa dạng được phân chia thành nhiều nguồn điện khác nhau

Nguyên nhân gây cháy nổ thiết bị điện

Các thiết bị điện, trong đó bao gồm cả motor cổng tự động, cửa tự động đều có thể cháy nổ do những nguyên nhân như:

  • Cháy nổ do mất pha
  • Chập cháy nổ do chập giữ dây pha và dây trung tính
  • Sự va chạm giữa dây pha và dây tiếp đất
  • Đường dây bị quá tải
  • CB quá tải bị dính với tiếp điểm và không ngắt ra được
  • Ngắn mạch trong thiết bị
  • Dính nước
  • Chuột, côn trùng làm tổ,…
    Người dùng cố tình can thiệp

Yêu cầu cơ bản để tránh cháy nổ thiết bị điện

Để đảm bảo hạn chế tối đa những vấn đề liên quan đến cháy nổ thiết bị điện, bên cạnh lựa chọn các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, một số lưu ý sau đây là không nên bỏ qua:

  • Đảm bảo sử dụng các thiết bị điện lâu dài nhưng phải đúng tuổi thọ mà nhà cung cấp đã đưa ra
  • Các thiết bị cần hoạt động ở trạng thái đúng với định mức, thông số kỹ thuật
  • Thiết bị điện cần được đảm bảo ổn định lực điện động, cùng với đó là nhiệt độ khi vận hành, đặc biệt chỉ nên xảy ra những sự cố trong giới hạn cho phép của dòng điện, điện áp
  • Vật liệu cách điện tốt, có thể chịu được quá áp cho phép
  • Thiết bị điện cần đảm bảo làm việc tin cậy, chính xác với độ an toàn cao đồng thời có kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp ráp, sửa chữa, bảo trì
  • Cần làm việc ổn định trong mọi môi trường
  • Được lắp đặt đúng quy trình, đảm bảo tính chính xác tuyệt đối

Hiện nay, nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà các thiết bị điện ngày càng được nâng cấp để đảm bảo chất lượng, tiêu chí an toàn. Thế nhưng song song với đó, kỹ thuật viên hay người sử dụng cũng cần cập nhật để nâng cao kiến thức về cách sử dụng, sửa chữa hay đối phó khi gặp trục trặc.

Ngoài ra, trong những trường hợp không hiểu đúng về vấn đề cháy nổ thiết bị điện, người dùng nên ngắt nguồn điện lập tức để đảm bảo an toàn sau đó liên hệ với kỹ thuật viên để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

chay-no-thiet-bi-dien
Hãy liên hệ kỹ thuật viên để xử lý sự cố điện

Chập cháy motor tự động

Mặc dù một sản phẩm motor cổng tự động, cửa tự động có giá lên đến hàng chục triệu, thậm chí vài chục triệu và một sản phẩm tốt cũng sẽ có tuổi thọ lên đến vài chục năm nhưng tình trạng chập cháy motor tự động vẫn có thể xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chập điện, motor quá tải, sử dụng sai cách,… trong đó việc chuột, gián hay các loại côn trùng xâm nhập, làm tổ và phá hoại hệ thống dây dẫn trong motor được xem là một lý do phổ biến.

Để đảm bảo motor cổng, cửa tự động luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất, giảm thiểu tình trạng chập cháy xảy ra, sau đây là một số lưu ý Thủy Linh Long khuyên bạn:

  • Hạn chế vận hành motor liên tục, quá số lần đóng mở theo quy chuẩn ban đầu để tránh làm cho motor quá nhiệt dẫn đến tự động ngắt nguồn
  • Tuyệt đối không tác động cơ học để thay đổi hướng đóng mở khi motor vận hành. Chẳng hạn như khi cổng đang mở, bạn đừng nên cố sức để khiến nó đóng lại vì hành động này rất có thể sẽ gây ra chập cháy vi mạch của bộ điều khiển
  • Cần bảo trì bảo dưỡng định kỳ để phát hiện kịp thời các lỗi vận hành của motor, bao gồm các thao tác như kiểm tra motor, kiểm tra độ mòn bánh xe hay nguồn cấp điện,…
  • Nút điều khiển cổng gắn trên tường cần lắp đặt tại những vị trí xa khỏi tầm với của trẻ em nhưng vẫn phải thuậ tiện cho việc thao tác
  • Điều khiển từ xa cũng không phải là thiết bị trẻ em nên được sử dụng bởi rất có thể điều khiển cổng liên tục, dồn dập, khiến cổng thay đổi hành trình đột ngột cũng là nguyên nhân gây cháy nổ thiết bị điện
  • Khi phát hiện ra vấn đề bất thường trong quá trình cổng cửa đóng mở như xuất hiện tiếng ồn lớn, cổng cửa bị kẹt, rung lắc khi trượt trên đường ray hay không đóng mở với độ thông thủy tối đa, bạn cần liên hệ kỹ thuật viên ngay để kiểm tra kịp thời
  • Trong quá trình sử dụng, đừng quên vệ sinh hệ thống thường xuyên, tránh tình trạng cát bụi, rác nhỏ rơi vào trong motor
  • Lắp đặt motor tại vị trí có thể hạn chế tối đa tác động tiêu cực của côn trùng, thời tiết,…
chay-no-thiet-bi-dien
Sử dụng cổng, cửa tự động đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế tình trạng chập cháy

Thủy Linh Long là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm cổng tự động, cửa tự động cùng thiết bị tự động được nhập khẩu chính hãng từ những thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới. Chúng tôi với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và kỹ thuật viên trình độ cao cam kết sẽ mang đến cho công trình của bạn giải pháp hoàn hảo nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết về vấn đề cháy nổ thiết bị điện cùng những lời khuyên nho nhỏ mà Thủy Linh Long tổng hợp và cung cấp để bạn tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Thuỷ Linh Long theo hotline 0932 0123 25 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *